Các loại phí khi sử dụng thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng hay còn gọi là Credit Card là một loại thẻ được phát hành bởi các đơn vị tài chính hay tổ chức tín dụng như ngân hàng, công ty tài chính cho phép người chủ thẻ có thể chi trả trước theo một hạn mức nhất định và sau đó thanh toán lại cho ngân hàng. Một cách dễ hiểu thì khi đi mua sắm tại các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng…bạn có thể sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán tiền hàng và sau đó sẽ trả lại cho ngân hàng.
Vậy ngoài việc thanh toán dư nợ ra, là một người dùng thẻ tín dụng, bạn còn cần biết những loại phí gì? Hãy cùng Finzone tìm hiểu nhé.
1. Cách Ngân hàng, tổ chức tài chính phát hành thẻ thu lợi nhuận.
Thị trường thẻ tín dụng được đánh giá là thị trường siêu lợi nhuận với ngày càng nhiều các đơn vị ngân hàng, tổ chức tài chính, đơn vị kinh doanh tham gia cuộc chơi. Vậy trước khi tìm hiểu kỹ về các loại phí mà bạn có thể gặp phải khi sử dụng thẻ tín dụng, hãy quan sát bức tranh lợi nhuận từ các nhà phát hành thẻ nhé.
1.1. Thu lợi nhuận từ phí thường niên
Chiếm 10% tổng lợi nhuận của các nhà phát hành thẻ tín dụng. Phí thường niên được coi là một loại phí bạn phải bỏ ra ngay khi mở thẻ. Tuy nhiên, để thu hút khách hàng mở thẻ, rất nhiều ngân hàng đã chấp nhận “hy sinh" mức phí này.
1.2. Thu lợi nhuận từ các loại phí phạt, lãi suất, phí rút tiền mặt
Các loại phí này sẽ được giải thích kỹ hơn ở phần sau của bài viết. Tuy nhiên bạn hãy lưu ý, những loại phí đến từ việc sử dụng thẻ tín dụng quá đà hiện đang chiếm đến 50% lợi nhuận từ các nhà phát hành thẻ. Một con số khổng lồ!
1.3. Thu lợi nhuận từ chia sẻ doanh thu với bên bán
Có lẽ sẽ ít người biết đến khoản lợi nhuận chiếm đến 40% này. Các bên bán như cửa hàng, siêu thị, trung tâm mua sắm…ngày càng ý thức được tầm quan trọng của việc chấp nhận hình thức thanh toán bằng thẻ tín dụng trong xã hội hiện đại. Bằng cách chấp nhận thanh toán thẻ tín dụng, bên bán chấp nhận chia sẻ doanh thu với các đơn vị phát hành thẻ. Mức chia sẻ này có thể lên đến 2,5% doanh thu tuỳ theo mặt hàng và hình thức kinh doanh. Một số đơn vị phát hành thẻ thậm chí còn trích một phần doanh thu này để chạy các chương trình cashback, quà tặng, ưu đãi cho người dùng thẻ để khuyến khích họ mua sắm và mời gọi thêm nhiều người dùng.
Về phía bên bán, hoa hồng dành cho ngân hàng và các tổ chức thẻ tín dụng thường được áp luôn trên hàng hoá và dịch vụ. Như vậy, cho dù bạn có dùng tiền mặt, bạn vẫn có nguy cơ phải trả khoản phí hoa hồng này. Vậy nên, dĩ nhiên trong trường hợp này, dùng thẻ tín dụng có lợi hơn thanh toán bằng tiền mặt.
2. Các loại phí khi sử dụng thẻ tín dụng
2.1. Phí phát hành thẻ
Phí phát hành thẻ: hiểu đơn giản là chi phí cần phải trả khi đăng ký mở thẻ. Mức phí này tuỳ thuộc vào yào yêu cầu của mỗi ngân hàng. Một số ngân hàng có thể miễn phí loại phí này (vd: ngân hàng Vietcombank, VPBank, VIB), một số ngân hàng tính phí (vd: Sacombank, Vietinbank…)
2.2. Phí thường niên
Phí thường niên: là loại phí phải thanh toán hàng năm cho ngân hàng. Khách hàng cần hoàn thành phí thường niên đầy đủ và đúng hạn để có thể sử dụng các dịch vụ của thẻ. Thông thường mức phí sẽ dao động từ khoảng 200.000đ → 1.000.000 tuỳ vào ngân hàng và loại thẻ mà KH sử dụng mức phí sẽ khác nhau. Phí thường niên sẽ được khách hàng áp dụng ngay từ thời điểm ngân hàng phát hành thẻ tín dụng thành công. Một số ngân hàng/loại thẻ có chính sách ưu đãi miễn phí phí thường niên nếu khách hàng đạt tổng đủ mức chi tiêu qua thẻ tín dụng.
2.3. Phí vượt hạn mức tín dụng
Phí vượt hạn mức tín dụng: Mỗi thẻ tín dụng đều có một hạn mức quy định từ phía ngân hàng phát hành thẻ. Nếu khách hàng chi tiêu vượt quá hạn mức này, KH sẽ phải trả phí vượt hạn mức cho phía ngân hàng. Mức phí này sẽ dựa trên số tiền đã tiêu quá hạn của KH. Phí vượt hạn mức tín dụng của mỗi ngân hàng là khác nhau. Ví dụ, ngân hàng ANZ và HSBC có mức phí vượt hạn mức từ 100 nghìn đồng, ngân hàng Sacombank quy định là tính 0,075%/ngày dựa trên số tiền vượt hạn mức, ngân hàng Eximbank quy định phí 15%/năm trên số tiền vượt hạn mức.
2.4. Phí giao dịch quốc tế
Phí giao dịch quốc tế: Với thẻ tín dụng quốc tế, KH có thể thực hiện các giao dịch ở nước ngoài như để thanh toán, rút tiền mặt,… mà không cần chuyển đổi ngoại tệ. Khi thực hiện các giao dịch này, KH cần phải chi trả thêm khoản phí giao dịch quốc tế. Mức phí này được tính % trên giá trị giao dịch và không vượt quá 5% số tiền giao dịch theo quy định của Nhà nước.
Phí giao dịch ngoại tệ tại Việt Nam
Phí giao dịch ngoại tệ ở nước ngoài
Ngân hàng | Phí giao dịch quốc tế |
HSBC | 2.75 - 3% |
BIDV | 1% |
Vietcombank | 2.27% |
Eximbank | 3% |
TPBank | 1.8% |
Techcombank | 1.1-2.95% |
VIB | 3 - 3.5% |
2.5. Phí rút tiền mặt
Phí rút tiền mặt: Khi KH sử dụng thẻ tín dụng để ứng tiền mặt tại cây ATM, KH sẽ bị tính phí rút tiền mặt rơi vào khoảng 2%-4% trên tổng số tiền ứng. Lãi suất rút tiền mặt thẻ tín dụng khá cao, từ 20%-40%/năm sẽ được áp dụng ngay từ thời điểm KH rút cho đến khi KH thanh toán lại đầy đủ số tiền đó (bao gồm phí & lãi suất phát sinh).
2.6. Phí chậm thanh toán
Phí chậm thanh toán: KH sẽ được miễn lãi tối đa trong vòng 45 ngày. nếu sau 45 ngày KH vẫn chưa trả hết dư nợ, KH sẽ phải chi trả thêm một khoản phí phạt chậm thanh toán số tiền tối thiểu dựa trên số ngày quá hạn cùng với lãi suất các bên ngân hàng đưa ra.
45 ngày miễn lãi = 30 ngày miễn lãi chính thức () + 15 ngày ân hạn (cố định)
Mức thanh toán tối thiểu: là mức thanh toán khi đến hạn để không phát sinh phí chậm thanh toán/ phí phạt thanh toán chậm. Mức phí này thông thường sẽ là 1-5% tổng dư nợ cuối kỳ tuỳ thuộc vào quy định của ngân hàng.
Phí trả chậm: là khoản phí phát sinh khi bạn trả ít hơn mức thanh toán tối thiểu vào ngày thanh toán cuối kỳ. Mức phí trả chậm sẽ là 4-6% mức thanh toán tối thiểu, tuỳ theo quy định từng ngân hàng.
Thanh toán vào ngày đáo hạn hoặc trong chu kỳ | Trả đủ 100% | Trả đủ mức thanh toán tối thiểu trên sao kê trở lên. | Trả dưới mức thanh toán tối thiểu |
Phí phát sinh | Không phát sinh lãi suất thẻ tín dụng, phí chậm thanh toán, phí trả chậm và lãi suất | Không phát sinh phí phạt chậm thanh toán, phí trả chậm. Có phát sinh lãi suất trên dư nợ còn lại (dư nợ cuối kỳ trừ đi khoản đã thanh toán) | Có phát sinh phí chậm thanh toán. Có phát sinh phí trả chậm Có phát sinh lãi trên dư nợ còn lại (dư nợ cuối kỳ trừ đi khoản đã thanh toán) |
2.7. Phí cấp lại và phí huỷ thẻ tín dụng
Phí cấp lại thẻ tín dụng: Nhiều ngân hàng hỗ trợ khách hàng cấp mới trong trường hợp thất lạc hoặc mất thẻ… Tuy nhiên ở một số ngân hàng có thu phí cấp lại thẻ tín dụng và thông thường loại phí này bằng với phí mở thẻ tín dụng mới. Phí huỷ thẻ tín dụng: Một số ngân hàng có quy định thời gian dùng thẻ tối thiểu là XX tháng. Vậy nên khi bạn dùng chưa đủ thời gian quy định mà muốn huỷ thẻ, bạn cần trả một khoản phí huỷ thẻ cho ngân hàng. Tuy nhiên cũng có một số ngân hàng không thu loại phí này.
2.8. Phí in sao kê
Hàng tháng ngân hàng sẽ gửi cho bạn bảng sao kê điện tử. Tuy nhiên, một số khách hàng cần in sao kê bản cứng có dấu của ngân hàng để làm hồ sơ, thủ tục cá nhân và sẽ được yêu cầu trả một khoản phí từ 50.000 đến 200.000 VNĐ.
Lời kết
Trên đây là các khoản phí bạn nên biết trước khi mở thẻ tín dụng. Finzone cung cấp cho bạn công cụ tuyệt vời để tìm kiếm và so sánh thẻ, giúp bạn tìm được chiếc thẻ tín dụng phù hợp nhất với bản thân. Chúc các bạn trở thành người dùng thẻ thông thái, để tận hưởng tất cả các lợi ích từ chiếc thẻ thông minh này.